Gỗ Ghép Công Nghiệp

Ngày đăng: 20/02/2024

Gỗ Ghép Là Gì?

Là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ trở thành một tấm gỗ lớn nhờ các loại keo chuyên dụng.  Vì được ghép lại từ các gỗ tự nhiên nên gỗ có vẻ đẹp bắt mắt với khả năng chống thấm và ẩm tốt hơn gỗ công nghiệp.

Các loại gỗ để sản xuất đều được đi qua quá trình xử lý, hấp sấy trên dây chuyền hiện đại.  Một số loại keo để tăng sự kết dính thông thường như kéo Urea Formaldehyde, Phenol Formaldehyde, Ployvinyl Acetate…

Gỗ ghép thường có bề mặt gỗ tự nhiên hoặc phủ keo bóng, Veneer…

Hiện nay, trên thị trường lưu thông một số loại gỗ  như gỗ cao su, gỗ thông, sồi, óc chó…

Phân Loại

Có nhiều kiểu phân loại, tuy nhiên có hai tiêu chí chính: Cốt gỗ và Kiểu ghép.

Cốt gỗ

Phân loại theo cốt ván chính là việc dựa vào loại gỗ tự nhiên được sử dụng để phân loại.  Hiện tại trên thị trường Việt Nam, một vài dòng sản phẩm gỗ phổ biến như:

  • Gỗ thông ghép
  • Gỗ tràm ghép
  • Gỗ cao su ghép
  • Gỗ xoan ghép
  • Gỗ phủ keo bóng
  • Gỗ phủ Veneer

Kiểu Ghép Thanh

Bên cạnh việc phân loại dựa theo cốt gỗ, người ta còn phân loại dựa theo kiểu ghép.  Hiện tại có bốn loại ghép thanh gỗ phổ biến:

  • Ghép nối đầu Finger:  Tấm ván gồm nhiều thanh không cùng độ dài nhưng có chung độ dày nối lại với nhau theo các rãnh đã được đánh mộng.  Sau khi ghép xong, sẽ có những vết răng cưa ghép ở bề mặt tấm ván.
  • Ghép cạnh:  Cũng giống như ghép nối đầu, phương pháp ghép cạnh sắp xếp các tấm gỗ song song với nhau.  Các tấm ván được lựa chọn có kích thước bằng nhau và được xẻ hình răng cưa và ghép lại với nhau.
  • Ghép song song:  Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài và ghép song song với nhau.
  • Ghép giác:  Ghép giác là kiểu ghép phức tạp.  Theo đó, các thanh gỗ được nối lại với nhau thành một khối và được xẻ theo kích thước định sẵn.  Sau đó, hai khối gỗ có kiểu dáng và kích thước khớp với nhau.

Quy Trình Sản Xuất

Bước 1:  Các loại gỗ sau khi được thu về sẽ trải qua công đoạn sơ chế bằng hệ thống máy móc, chia nhỏ gỗ theo tiêu chuẩn.

Bước 2:  Sau đó gỗ được đưa đến công đoạn sấy để loại bỏ những yếu tố gây hại như nấm mốc, mối mọt.

Bước 3:  Dùng máy ép gỗ để ghép chặt các thanh gỗ với nhau theo những phương pháp trên.

Bước 4:  Công đoạn ghép với nhau thành tấm lớn, xử lý bằng keo khô tăng độ kết dính.

Bước 5:  Đưa gỗ vào máy chà nhám làm nhẵn.

Bước 6:  Gia công tạo sản phẩm hoàn thiện (phủ Veneer, Liminate hoặc phủ sơn bề mặt).

Ưu – Nhược Điểm

Ưu Điểm

  • Sản phẩm không lo bị mối mọt, cong vênh, vượt trội hơn gỗ ghép tự nhiên.
  • Mẫu mã đa dạng, phong phú.
  • Độ bền màu tốt, ít bị phai màu và khó bị trầy xước.
  • Thân thiện với môi trường vì là sản phẩm tái chế, tận dụng gỗ vụn.
  • Giá thành phải chăng.

Nhược Điểm

  • Do được ghép từ nhiều mảng gỗ nhỏ nên màu sắc không đồng đều.
  • Giá thành đi đôi với chất lượng.
  • Có chứa hóa chất gây hại đến con người.

Ứng Dụng 

Ứng dụng chính để sản xuất nội thất văn phòng như bàn ghế, tủ hồ sơ, bàn họp…  Ngoài ra, cũng được sử dụng trong nội thất gia đình như tủ quần áo, tủ giày dép, ốp cầu tháng…

Xuất phát từ những ưu-nhược điểm trên, công ty cổ phần SX-KD nhựa Hoàng Hà cho ra đời sản phẩm tấm nhựa nội thất GP-GreenPlast.  Là vật liệu được lưu tâm để thay thế cho gỗ công nghiệp.  Những ưu điểm như giá thành tốt, vân sắc đa dạng, và không chưa keo độc hại.

Giường liền tủ 1

Giường Ngủ Nhựa

ảnh trẻ con

Đừng quên tham khảo những sản phẩm cao cấp tấm nhựa GP để biết chi tiết hơn bạn nhé!

—————————————————

CÔNG TY CỔ PHẦN SX-KD NHỰA HOÀNG HÀ – Tốt nhựa bền nhà

Địa chỉ: Lô CN1-1 Khu công nghiệp Ninh Hiệp – Gia Lâm – Hà Nội.

Hotline (SMS, Zalo): 0904. 578. 710 – 0964. 628.062

Website tham khảo tấm nhựa GP: www.nhuahoangha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Số điện thoại