Gỗ Cao Su – Không Quý Nhưng Hữu Dụng

Ngày đăng: 29/01/2024

Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19.  Những đồn điền cao su được trồng chủ yếu để lấy mủ cao su.  Phần thân, sau khi được sử dụng lấy mủ cao su, được làm củi.  Tuy nhiên, trong những năm gần đây (bắt đầu từ những năm 2000), gỗ cao su bắt đầu được tận dụng chế tác nội thất.  Gỗ cao su có vân gỗ đẹp, rất thích hợp làm nội thất.  Tuy nhiên, có nhiều nghi ngại về chất lượng của gỗ cao su…

Cây Cao Su

Gỗ cao su là một loại gỗ cứng có màu sáng, mật độ trung bình, từ cây cao su Hevea Brasiliensis.  Gỗ cao su được biết tới là loại gỗ thân thiện với môi trường vì nhiều lợi ích sử dụng.

Phân Loại

Gỗ cao su thuộc nhóm VII trong các nhóm gỗ của Việt Nam.  Là nhóm gỗ có trọng lượng nhe, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt và giá thành thấp.

Đặc Điểm

Cây cao su được phân bổ chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ của Việt Nam với các đặc điểm nhận biết sau:

  1. Cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, mủ màu trắng hoặc vàng nhạt.  Vỏ cây nhẵn có màu nâu.  Thân cây với những lớp vỏ mang ống chưa mủ được cạo lần lượt từ trên xuống dưới trong quá trình lấy mủ.  Sau khi khai thác hết mủ, thân cây sẽ được sử dụng làm gỗ phục vụ sản xuất nội thất.
  2. Cây cao su có khả năng chịu hạn hán tốt.  Sinh trưởng được trong môi trường khô cằn và khắc nghiệt.
  3. Mủ cao su có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên lại khá độc hại.

Ưu – Nhược Điểm

Ưu Điểm

Những ưu điểm bao gồm:

  • Dẻo dai, bền bỉ nhờ tính đàn hồi tự nhiên của gỗ.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Chống được ảnh hưởng những vật dễ cháy.
  • Khi bị cháy, không thải ra chất độc hại.
  • Khả năng chống nước tốt.
  • Độ ổn đỉnh tốt với thời gian.
  • Giá thành phải chăng.

Nhược Điểm 

  • Màu sắc và vân gỗ không đồng nhất.
  • Trọng lượng nhẹ, độ cứng kém hơn những loại gỗ quý.
  • Tuổi thọ ngắn.
  • Màu gỗ vàng sáng tự nhiên, không phù hợp với những nội thất cổ điển truyền thống.
  • Không thích hợp với ngoại thất.

Phân Loại

Do thân cây có đường kính nhỏ, để tạo được những tấm gỗ ghép cao su thì phải ghép lại với nhau.  Chính vì vậy nên phân loại gỗ cao su được định hình theo các dạng gỗ ghép.

  1. Kiểu ghép song song:  Ván gỗ được tạo thành từ các thanh gỗ ghép song song, được quy định bằng chiều cao tương đương và không bắt buộc về chiều rộng.
  2. Kiểu ghép gỗ mặt:  Ở hai đầu thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa rồi gắn lại với nhau.  Sau đó, các thanh gỗ được ghép lại song song thành ván ghép.
  3. Kiểu ghép cạnh:  Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ theo hình răng cưa rồi ghép lại thành các thanh có chiều dài bằng nhau.  Sau đó ghép song song các thanh với nhau.

Quy Trình Sản Xuất

Giai đoạn 1:  Xẻ gỗ, phân loại

Cây cao su khai thác từ rừng về được sơ chế, cắt nhỏ thành những thanh tiêu chuẩn.  Sau đó tiến hành phân loại theo định mức, bỏ những thanh nhiều mắt hoặc sâu đục.

Giai đoạn 2:  Xử lý hóa chất

Sau khi được cưa, xẻ, thanh gỗ được ngâm và xử lý với hóa chất chống mối mọt.  Tiếp đó, được xử lý tẩm áp lực trong môi trường chân không, tăng độ bền cho gỗ.

Giai đoạn 3:  Sấy gỗ

Ngâm tẩm xong, thanh gỗ được đưa vào lò sấy cho đến khi độ ẩm chỉ còn khoảng 12%.  Gỗ sấy xong đạt đổ ấm sẽ được kiểm tra, đóng kiện và sản xuất.  Sau khi trải qua những quy trình, gỗ cao su trở nên chắc chắn, không sợ nước, chống mối mọt tốt.

Giai đoạn 4:  Kiểm tra, phân loại

  • Để sản xuất ván gỗ, gỗ được bào, cưa, phay và ghép mộng rồi liên kết bằng keo.  Gỗ cao su ghép được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi sản xuất để tăng tính ổn định và độ bền.
  • Gỗ được đưa vào máy ép chân không để ghép bằng keo chuyên dụng.
  • Những thanh gỗ dài được chuyển sang máy ép dọc để tạo ra bản gỗ rộng.
  • Tấm gỗ đạt tiêu chuẩn được đưa tới máy rong cạnh để tạo răng cưa, máy cảo, máy bào keo và ghép lại thành tấm ván ghép.
  • Cuối cùng, tấm gỗ được đưa qua máy nhám để làm nhẵn bề mặt và trở thành ván ghép cao cấp cho nội thất.

Ứng Dụng

Với những tính chất ít co giãn, gỗ cao su được sử dụng như là một trong những vật liệu ổn định để sản xuất nội thất.  Gỗ cây cao su không thích hợp để làm ngoại thất, vì trời mưa có thể làm trôi chất bảo vệ gỗ.  Ngoài ra độ ẩm cao cũng sẽ làm gỗ bị cong vênh.

Thực tế không được khai thác bừa bãi, do phải khai thác hết mủ cao su (20-30-50 năm) thì mới được dùng làm gỗ nội thất.  Chính vì vậy, lượng gỗ không nhiều.  Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng và khắc phục nhược điểm của gỗ cao su, tấm nhựa nội thất GP-GreenPlast là một vật liệu thay thế tối ưu.

Đừng quên tham khảo những sản phẩm cao cấp tấm nhựa GP để biết chi tiết hơn bạn nhé!

—————————————————

CÔNG TY CỔ PHẦN SX-KD NHỰA HOÀNG HÀ – Tốt nhựa bền nhà

Địa chỉ: Lô CN1-1 Khu công nghiệp Ninh Hiệp – Gia Lâm – Hà Nội.

Hotline (SMS, Zalo): 0904. 578. 710 – 0964. 628.062

Website tham khảo tấm nhựa GP: www.nhuahoangha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Số điện thoại