Gỗ MDF

Ngày đăng: 26/02/2024

Gỗ công nghiệp MDF là vật liệu phổ biến được tạo ra để thay thế cho gỗ tự nhiên.  Gỗ công nghiệp MDF đang có mặt trong mọi ngôi nhà, dần chiếm được ưu thế của mình. Vậy gỗ MDF là gì mà lại được ưu thích như vậy, Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1.Gỗ MDF là gì?

MDF là viết tắt của từ gì? MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard (có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình).

Thành phần chính tạo nên gỗ MDF là các loại gỗ tự nhiên, mảnh vụn, nhánh cây,… được đập nhỏ, nghiền nát bằng máy; tạo thành các sợi gỗ nhỏ cellulose. Sau đó, sợi gỗ được đưa vào bồn để rửa trôi hết các tạp chất, khoáng chất nhựa còn sót lại. Rồi đưa vào máy trộn có sẵn keo và các chất kết dính chuyên dụng để nén thành nguyên tấm.

Kích thước gỗ MDF tiêu chuẩn là 1200x2400mm; với nhiều độ dày gỗ MDF khác nhau: từ 2.3mm đến 25mm; tùy vào mục đích sử dụng.

2. Cấu tạo ván gỗ công nghiệp MDF

Về cấu tạo, gỗ MDF là công nghiệp có cấu tạo từ bột gỗ sợi nhỏ – gỗ tự nhiên (khoảng 75%), chất kết dính (khoảng 10-15%), nước 5-10% và dưới 1% các chất phụ gia khác như: keo, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ (chống mối mọt, chống trầy xước và chống mốc), bột độn vô cơ và Parafin wax,…

3.Phân loại gỗ MDF

Dựa vào quy trình sản xuất mà ta gỗ MDF có thể được chia làm 3 loại gồm: MDF thường, MDF lõi xanh chống ẩm và ván gỗ MDF chống cháy. Trong đó:

  • Ván gỗ MDF thông thường: Loại này rất được nhiều người lựa chọn. Có giá thành tương đối rẻ, màu sắc thường là màu trắng nên rất dễ nhận biết. Bên cạnh đó, khi đưa vào sử dụng, nên dùng lớp sơn PU hoặc Melamine, Laminate để phủ lên, tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho nội thất của bạn.
  • Gỗ MDF chống ẩm: Khác với gỗ MDF thông thường thì loại này có trang bị thêm lớp sáp để chống nước. Bởi nhờ công dụng của gỗ MDF chống ẩm này hay được sử dụng làm các đồ nội thất trong nhà như: tủ bếp, cửa nhà vệ sinh, hoặc nhà tắm,… Trên thị trường xuất hiện tràn lan những loại gỗ giả và kém chất lượng, vậy nên bạn nên xem xét kỹ lưỡng trước khi mua.
  • Ván gỗ MDF chống cháy: Cũng giống như gỗ chống ẩm thì gỗ chống cháy được trang bị thêm các phụ gia nhằm mục đích có thể giảm khả năng bắt lửa. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá “ỷ lại” vào nó, bởi thực tế không hề có một loại gỗ nào mà lại không cháy trong lửa.

  • 4.Quy trình sản xuất ván MDF gỗ công nghiệp

    Khác với gỗ tự nhiên, Gỗ MDF có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn khác nhau. Thường, các xưởng sản xuất sẽ đi theo 02 quy trình:

    1. Phương pháp/ Quy trình ướt
    2. Phương pháp/ Quy trình khô

    4.1. Phương pháp ướt:

    • Bước 1: Gỗ chất lượng tốt được phun nước làm ướt, gỗ được nghiền nhỏ – dạng vảy (giống như nguyên tắc nghiền bột giấy trong công nghệ sản xuất giấy). 
    • Bước 2: Vảy gỗ sẽ được rải đều lên mâm ép, để ép nhiệt sơ qua. Ở bước này, sản phẩm được gọi là ván sơ. 
    • Bước 3: Ván sơ sẽ tiếp tục được cho đi qua hệ thống ép cán nhiệt nhằm làm giảm hàm lượng nước trong gỗ xuống còn 50% và giúp cho 2 mặt dính chặt lại.
    • Bước 4: Ván sau khi ép nhiệt được cắt thành từng khổ có kích thước theo tiêu chuẩn và tiến hành bo biên (bo góc, cạnh)
    • Bước 5: Chờ ván ép được xử lý nguội, cho vào máy cắt tỉa, chà nhám và làm mịn 02 bề mặt. Sau cùng, được kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân loại và đóng gói thành phẩm.

    4.2 Phương pháp khô

    • Bước 1: Sản xuất bột sợi

    Bột gỗ đã nghiền sẽ được kiểm tra, tiến hành phân loại chất lượng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản  xuất. Bột gỗ chất lượng tốt được trộn với các chất phụ gia: chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ,… tạo ra sản phẩm là bột sợi.

    • Bước 2: Tạo tầng bột sợi

    Bột sợ sẽ được trải đều thành 2-3 tầng (tùy khuôn của ván ép) thông qua máy rải.

    • Bước 3: Ép nhiệt

    Mỗi tầng bột sợi sẽ được ép nhiệt 2 lần (lần 1 ép đơn lẻ từng lớp, lần 2 ép các lớp với nhau). Nhiệt độ ép của máy gia nhiệt sẽ được tùy chỉnh theo độ dày của tấm ván được gia công. Đảm bảo mức nhiệt vừa đủ để loại bỏ hàm lượng nước còn lại trong gỗ. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng mối mọt, giúp cho keo hóa rắn một cách từ từ và tăng độ bền.

    • Bước 4: Cắt tấm ván

    Tấm ván MDF sau khi ép nhiệt sẽ được cắt thành từng khổ có kích thước khác nhau theo tiêu chuẩn và tiến hành bo biên. Một số kích thước tiêu chuẩn của ván MDF là 1220 x 2440, 1525 x 2440 hoặc 1830 x 2440.


  • 5.Đặc điểm của ván gỗ MDF

     

    Đặc điểm của Ván gỗ MDF Gỗ ép MDF đa dạng về chủng loại vì thế nó có rất nhiều đặc điểm nổi bật như:

     ◦ Là gỗ ép nên không bị cong vênh hay mối mọt như gỗ tự nhiên. ◦ Có độ bền cơ lý cao và kích thước lớn.

     ◦ Bề mặt phẳng và khá nhẵn.

     ◦ Dễ dàng sơn lên các bề mặt và các thể dán các chất liệu khác lên như: veneer, laminate, melamine,… 

    ◦ Rất bền có tuổi thọ khoảng từ 10 năm đến 15 năm sử dụng.

     ◦ Rất tiện dụng và thân thiện với môi trường: đây là lý do mà MDF ngày càng phổ biến trong trang trí nội thất. 

    ◦ Giá thành hợp lí rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.

     ◦ Thời gian sản xuất nhanh. 

    ◦ Có 1 nhược điểm rất lớn của ván gỗ MDF đó là sợ nước, nhược điểm này xuất phát từ cấu tạo của gỗ MDF là bột gỗ và keo nên khi gặp nước rất dễ bị phồng. Các loại ván MDF chịu được nước thì giá thành rất cao.

    6.Ưu nhược điểm của ván gỗ MDF

    6.1. Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF

    • Hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót hoặc mối mọt như gỗ tự nhiên.
    • Bề mặt phẳng, dễ thi công nội thất.
    • Có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
    • Dễ dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác nhú Veneer, acrylic, melamine, laminate,…
    • Vật liệu sẵn có, thời gian thi công nhanh.
    • Thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất.
    • MDF có ưu điểm hạn chế tối đa tình trạng mối mọt, cong vênh, giúp sản phẩm có tuổi thọ bền lâu.

    6.2 Nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF

    • Khả năng chịu nước kém.
    • Không làm được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên.
    • Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế.
    • Độc hại với người sử dụng do phải dùng keo để ép 
    •  So với các loại gỗ tự nhiên khác thì gỗ MDF chỉ cứng chứ không có được độ dẻo dai

   7.Ứng dụng của MDF trong nội thất

Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất nội thất nói chung và thiết kế nội thất văn phòng nói riêng. Ngoài ra nó còn có khả năng thay thế gỗ tự nhiên với những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng để người ta dùng gỗ để sản xuất sản phẩm nội thất.

Do gỗ này có khả năng chịu nước kém nhưng đảm bảo không bị đàn hồi hay co ngót đồng thời với giá thành sản phẩm thấp và ván có khổ lớn đồng đều. Vì vậy, tùy nhu cầu sử dụng gỗ này được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn, giường ngủ, tủ quần áo, nội thất gia đình, nội thất văn phòng.

  • Để phát huy những ưu điểm và khắc phục phần nào nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF, Công ty cổ phần Nhựa Hoàng Hà đã sản xuất tấm nhựa nội thất GP – GreenPlast, đây là vật liệu nội thất thay thế gỗ tự nhiên và thay thế các loại gỗ công nghiệpDưới đây là một số ứng dụng được thiết kế từ tấm nội thất nhựa GP – GreenPlast, mời quý vị theo dõi:
  • Bếp nhựa GP
  • Nội thất phòng ngủ từ nhựa GP
  • Tủ nhựa GP
  • Bàn học giá sách
  • Đừng quên tham khảo những sản phẩm cao cấp tấm nhựa GP để biết chi tiết hơn bạn nhé!—————————————————CÔNG TY CỔ PHẦN SX-KD NHỰA HOÀNG HÀ – Tốt nhựa bền nhàĐịa chỉ: Lô CN1-1 Khu công nghiệp Ninh Hiệp – Gia Lâm – Hà Nội.Hotline (SMS, Zalo): 0904. 578. 710 – 0964. 628.062Website tham khảo tấm nhựa GP: www.nhuahoangha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Số điện thoại