Gỗ Công Nghiệp – Nguồn Vật Liệu Nội Thất Dồi Dào

Ngày đăng: 31/01/2024

Gỗ công nghiệp là một trong những vật liệu phổ biến nhất trong ngành sản xuất nội thất.  Với nhu cầu cao, cũng như nguồn gỗ thịt tự nhiên có hạn, gỗ công nghiệp là một giải pháp tối ưu.  Vậy gỗ công nghiệp là gì?  Ưu, nhược điểm ra sao?

Gỗ Công Nghiệp Là Gì?

Còn được biết đến với cái tên là gỗ nhân tạo, được sản xuất bằng cách kết hợp các sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ cùng với những chất kết dính và định hình tạo thành một tấm ván lớn.

So với gỗ tự nhiên, được lấy thẳng từ thân cây gỗ, thì gỗ công nghiệp là sự kết hợp giữa nhiều thành phần.  Hiểu một cách đơn giản, gỗ công nghiệp được làm từ những nguyên liệu tận dụng, tái sinh.  Về cơ bản, gỗ nhân tạo được tạo bở hai thành phần: cốt gỗ và lớp phủ bề mặt.

Ưu Điểm

  • Giá thành hợp lý.
  • Không cong vênh.
  • Thời gian thi công nhanh chóng.
  • Phù hợp với nhiều phong cách.

Phân Loại Các Loại Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến

Cốt ván ép gỗ dán (Plywood)

Cốt gỗ ván ép Plywood được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có kích thước tương đồng xếp chồng lên nhau theo thớ vân gỗ.  Loại gỗ này được sản xuất có chất lượng tùy thuộc vào mục đích sử dụng và số lượng lớp ván ép.

Độ dày thông dụng bao gồm: 3 ly, 5 ly, 6 ly, 8 ly, 10 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 20 ly, 25 ly.

Gỗ dán thường được ứng dụng để gia công đồ nội thất gia đình hoặc văn phòng, làm lõi bề mặt veneer.  Đối với loại gỗ chịu nước còn được dùng làm coppha và gia cố ngoài trời.

Ưu điểm:

  • Đặc tính dẻo, không cong vênh, chống thấm và chịu nước tốt hơn gỗ MFC và MDF.
  • Cường độ chịu lực cao và ứng dụng rộng rãi.

Nhược điểm:

  • Bề mặt sần, không nhẵn như các loại gỗ khác.

Cốt ván dăm (Okal/Partical Board)

Cốt gỗ ván dăm được cấu tạo từ gỗ tự nhiên xay thành dăm, trộn với chất kết dính chuyện dụng và ép thành theo quy cách.

Độ dày của gỗ Okal khoảng 9 ly, 12 ly, 18 ly, 25 ly.

Nhờ những đặc tính trên, gỗ ép được sử dụng gia công phần thô cho đồ nội thất.  Ngoài ra còn được làm lớp cốt hoàn thiện cho nhiều loại vật liệu, sơn.

Ưu điểm:

  • Không co ngót, ít mối mọt, và khả năng chịu lực vừa phải.
  • Bề mặt phẳng mịn.

Nhược điểm:

  • Các loại gỗ ép dăm thông thường có cạnh dễ bị sứt mẻ.
  • Khả năng chịu ẩm kém.

Cốt gỗ MFC

Gỗ MFC viết tắt của Melamine Faced Chipboard, là loại gỗ công nghiệp có cốt gỗ chủ yếu từ gỗ rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, cao su…  Được ép lại và phủ bề mặt chất liệu Melamine.  Lớp Melamine có tác dụng chống trầy xước, chống thấm và tăng thêm tính thẩm mỹ.

Gỗ MFC thường được ứng dụng nhiều trong nội thất gia đình, văn phòng.  Ví dụ như tủ đầu giường, tủ quần áo, bàn học…

Ưu điểm:

  • Màu sắc đa dạng.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng gia công.

Nhược điểm:

  • Hạn chế về độ dày.
  • Khả năng chống ẩm kém.

Cốt gỗ HDF

Gỗ HDF hay còn có tên đầy đủ là High Density Fiberboard, được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, còn lại là phụ gia và chất kết dính.  HDF có khả năng bắt ốc vít tốt, mang đến những món đề nội thất có độ bền cao.

Độ dày phổ biến của gỗ HDF thường là 3 ly, 6 ly, 9 ly, 12 ly, 15 ly, 17 ly, 18 ly, 20 ly và 25 ly.

Gỗ HDF, với những tính chất tốt, thường được làm sàn nhà, cửa hoặc các món đồ nội thất phức tạp như tủ quần áo, quầy kệ văn phòng.

Ưu điểm:

  • Bề mặt nhẵn mịn, khả năng chống ẩm và chống trầy xước cao.
  • Chịu tải trọng lớn.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn nhiều so với gỗ MFC và MDF.

Để phát huy những ưu điểm của gỗ công nghiệp và khắc phục những nhược điểm, công ty cổ phần SX-KD nhựa Hoàng Hà đã cho ra mắt sản phẩm tấm nhựa nội thất GP-GreenPlast.  Tấm nội thất GP có sự đa dạng về vân sắc, giá cả phù hợp với nhiều khả năng như chống cháy lan, chống ngấm nước và hoàn toàn không mối mọt.

Đừng quên tham khảo những sản phẩm cao cấp tấm nhựa GP để biết chi tiết hơn bạn nhé!

—————————————————

CÔNG TY CỔ PHẦN SX-KD NHỰA HOÀNG HÀ – Tốt nhựa bền nhà

Địa chỉ: Lô CN1-1 Khu công nghiệp Ninh Hiệp – Gia Lâm – Hà Nội.

Hotline (SMS, Zalo): 0904. 578. 710 – 0964. 628.062

Website tham khảo tấm nhựa GP: www.nhuahoangha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Số điện thoại